CHUYÊN MỤC / Nghiên cứu, trao đổi

VKSND tỉnh Hưng Yên nâng cao chất lượng công tác phối hợp đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, tội phạm nguy hiểm

13/10/2017 | 529

                Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí tiếp giáp với 5 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, diện tích tự nhiên 923km2 dân số khoảng 1,2 triệu người, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi và các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua. Đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn... Tình hình vi phạm, tội phạm nhưng năm gần đây có diễn biến phức tạp; số vụ, số lượng người vi phạm pháp luật và tội phạm có chiều hướng gia tăng với tính chất mức độ ngày càng nguy hiểm. Nhiều băng nhóm tội phạm ở các địa bàn Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội di chuyển về hoạt động ở địa bàn tỉnh Hưng Yên; xuất hiện một số băng nhóm tội phạm hoạt động, các nhóm tội phạm này có tổ chức, cơ cấu chặt chẽ, hoạt động chủ yếu là cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, bảo kê, đâm thuê chém mướn... tập trung chủ yếu ở các khu vực đông dân cư, có nhiều công nhân, xí nghiệp, n

      Hành vi phạm tội manh động thường sử dụng vũ khí nóng, hung khí nguy hiểm gây ra nhiều vụ việc gây thương tích, huỷ hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng...làm mất trật tự trị an, an toàn xã hội và gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. ở một số lĩnh vực kinh tế nên dẫn đến tình trạng khó khăn, vay nợ, nguy cơ dẫn đến việc xiết nợ, đòi nợ thuê, việc tranh giành địa bàn hoạt động, tạo và gây ảnh hưởng của các nhóm tội phạm diễn ra phức tạp gây ra những vụ ánảnh hưởng lớn đến an ninh xã hội và tính mạng công dân (Vụ án Đỗ Hữu Quỳnh (tức Quỳnh hen) cùng với 14 đối tượng giết Chu văn Huy - là đối tượng cầm đầu một nhóm tội phạm ở Hà Nội, tại huyện Yên Mỹ; đồng bọn của Huy đã cướp xác mang về Hà Nội; Vụ Trương Tiến Mạnh cùng đồng bọn mang súng đến nhà bị hại đòi nợ và bắn chết người; Vụ án Nguyễn Trường Dương cùng đồng bọn dùng súng bắn chết bị hại tại bệnh viện đa khoa Phố Nối)...

Năm 2014, các cơ quan chức năng kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm; triệt phá kịp thời các băng nhóm tội phạm có tổ chức, không để hình thành tội phạm hoạt động theo kiểu "xã hội đen", các tụ điểm cờ bạc, ma túy, mại dâm gây bức xúc trong dư luận; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng, môi trường, công nghệ cao, ma túy...; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm với phương châm "Thượng tôn pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai và vi phạm pháp luật". Các cơ quan tố tụng đã phát hiện, quản lý được 1.697 vụ, tăng 150 vụ; đã giải quyết 1.608 vụ, việc (đạt 95%). Các vụ Giết người, Cố ý gây thương tích, Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà, Môi giới mại dâm... mà dư luận quan tâm đều đã được điều tra, làm rõ, tội phạm ma túy giảm đã tạo được niềm tin trong nhân dân. Truy bắt, vận động đầu thú và thanh loại 146 đối tượng. Trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, VKSND tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành Công an tỉnh Hưng Yên, nắm chắc việc duy trì hoạt động 71 cụm liên kết về an ninh trật tự, 903 mô hình tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở và 11 tuyến đường kiểu mẫu về trật tự an toàn giao thông. Đã kiểm sát việc tiếp nhận và quản lý 2.340 tin có giá trị về an ninh trật tự phục vụ công tác phòng, chống tội phạm do quần chúng cung cấp.
Trước tình hình đó, VKSND đã tiến hành nhiều biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đấu tranh phòng chống tội phạm, như:
 Tham mưu kịp thời cho cấp uỷ địa phương và Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành các văn bản có nội dung chỉ đạo đối với các Cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh trong việc trấn áp đối với các nhóm tội phạm. Các văn bản này đều được triển khai thực hiện nghiêm túc và kịp thời. Chủ động phối hợp chặt chẽ ba ngành Công an- Viện kiểm sát- Tòa án họp và thống nhất đưa nội dung việc trấn áp và xoá xổ các băng nhóm tội phạm được ưu tiên giải quyết hàng đầu trong thực hiện Quy chế phối hợp công tác hằng năm.
Tình hình hoạt động băng ổ nhóm được đưa vào nội dung giao ban thường trực ba ngành hàng tháng. Theo đó Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo về sự tăng giảm và diễn biến hoặt động của các nhóm tội phạm. VKSND tỉnh Hưng Yên có trách nhiệm theo dõi những vụ việc đã phát sinh. Khi có những vụ việc phức tạp xảy ra, không kể thời gian Viện kiểm sát phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra tiếp cận trực tiếp hồ sơ ngay từ đầu, cần thiết thì trực tiếp lấy lời khai sau đó tổng hợp hồ sơ viết báo cáo trình lãnh đạo. Những hồ sơ có vướng mắc về quan điểm, khẩn trương nghiên cứu trong ngày, đề xuất các biện pháp tháo gỡ và xin ý kiến chỉ đạo kịp thời, VKSND tỉnh Hưng Yên có văn bản yêu cầu các đơn vị khi có sự việc xảy ra cần thông báo nhanh bằng điện thoại sau đó bằng văn bản.
 Hàng tháng đều có báo cáo chi tiết và phụ lục riêng biệt kèm theo về việc giải quyết các vụ việc phạm tội này. Qua đó, Cơ quan điều tra và VKSND tỉnh Hưng Yên xác định: toàn tỉnh có 29 băng ổ nhóm tội phạm với khoảng 251 đối tượng (năm 2011), năm 2013 phát sinh thêm 02 nhóm tội phạm với khoảng 14 đối tượng.
Chủ động phối hợp với lãnh đạo ba ngành phát hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo kịp thời về giải quyết các vụ việc do tội phạm có tính chất băng ổ nhóm gây ra đó là cần xử lý nghiêm khắc, áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Khi quản lý được vụ việc các cơ quan tố tụng cần phối hợp khẩn trương thu thập tài liệu, phối hợp với Cơ quan giám định, trưng cầu giám định tỷ lệ tổn hại sức khoẻ ngay cả khi bị hại còn đang điều trị tại bệnh viện để có cơ sở áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Do nắm bắt được các quy luật gây án cũng như hung khí nhóm đối tượng này thường sử dụng như dao kiếm, súng..., VKSND tỉnh Hưng Yên chủ động cùng với lãnh đạo ngành Công an, Tòa án soạn thảo văn bản, thống nhất nội dung, ban hành chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị có vụ việc cần tiến hành trưng cầu giám định các loại hung khí, hay vũ khí để làm căn cứ xử lý. Nhiều vụ án về sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 BLHS hoặc tội Tàng trữ, vận chuyển mua bán, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ theo quy định tại Điều 233 BLHS đã được khởi tố và nhiều đối tượng bị bắt giữ. Đối với các vụ việc gây rối trật tự công cộng, VKSND tỉnh Hưng Yên đã xây dựng chuyên đề về tội Gây rối trật tự công cộng cho hai cấp kiểm sát nhằm nâng cao trình độ, khả năng nhận thức cho các kiểm sát viên đúng với bản chất hành vi phạm tội và làm cơ sở để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị xử lý tình hình gây rói trật tự công cộng.
Trong quá trình giải quyết có nhiều vụ án bị hại rút đơn, do Viện kiểm sát đánh giá được bản chất sự thật của việc rút đơn do bị ép buộc vì các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn đe doạ, khống chế bị hại.. VKSND tỉnh Hưng Yên mời lãnh đạo ba ngành ở 2 cấp và cấp uỷ địa phương cùng họp nhằm thống nhất quan điểm chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc.
Xác định rõ nguyên nhân phát sinh tội phạm, kiến nghị kịp thời với chính quyền điạh phương: xác định được nguyên nhân chính của loại tội phạm này do phần lớn các gia đình không quản lý được các đối tượng, hoàn cảnh hôn nhân có sự bất hạnh. Các đối tượng phạm tội về cơ bản có học vấn và trình độ thấp, có những đối tượng là học sinh cá biệt, do ảnh hưởng tác động của sự suy thoái kinh tế và một số lĩnh vực khủng hoảng dư thừa lao động nhàn rỗi không có công ăn việc làm, thiếu sự giáo dục nhận thức dẫn đến sự xuống cấp về mặt đạo đức . Hoặt động quản lý nhà nước ở một số địa phương chưa chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên các tổ chức, cá nhân hành nghề kinh doanh có điều kiện, công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế.  VKSND tỉnh Hưng Yên ban hành văn bản kiến nghị phòng nghừa vi phạm tội phạm đối với một số UBND huyện về : cần tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện trong quá trình hoạt động đều không chấp hành đúng những quy định của pháp luật như điều kiện kinh doanh; thời gian kinh doanh; việc thuê, nhận nhân viên phục vụ vào làm việc nhưng không có hợp đồng lao động...đã dẫn đến việc quản lý, điều hành không tốt, là điều kiện để xảy ra tội phạm.
Kịp thời kiến nghị với cơ quan Y Tế địa phương làm tốt công tác giám định thương tích, đúng quy định của pháp luật: Qua theo dõi tổng hợp có một số vụ án gây thương tích xảy ra sau đó các đối tượng đã khống chế hoặc đe doạ làm bị hại sợ hãi từ chối giám định. Vì vậy, đã gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng không thể khởi tố vụ án và bị can, nên đã gây tâm lý bức xúc trong quần chúng nhân dân. Trong quá trình giám định pháp y còn có nhiều sai sót như giám định chậm chễ, nhầm lẫn về ngày tháng, kết luận giám định chưa phù hợp với thương tích trong bệnh án; chưa đầy đủ, chính xác về cơ chế hình thành thương tích VKSND tỉnh Hưng Yên ban hành văn bản kiến nghị với Sở Y tế tỉnh Hưng Yên về công tác giám định.
Thực hiện kiến nghị trực tiếp tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân: để  yêu cầu có biện pháp chấm dứt hoạt động của một số công ty có liên quan đến hoạt động tội phạm  ổ nhóm: qua việc giải quyết loại án nắm chắc một số đối tựợng đã thành lập một số công ty để đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, tranh giành địa bàn san lấp, thu gom phế liệu. Việc thành lập công ty chỉ là vỏ bọc cho hoạt động tội phạm, không đúng với giấy phép đăng ký kinh doanh có nhiều hoạt động phi pháp cụ thể đã phát hiện 05 công ty, Lãnh đạo VKSND tỉnh Hưng Yên thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân để kiến nghị về hoạt động của một số công ty có liên quan đến hoạt động tội phạm này. Ngoài ra còn phối hợp với báo Hưng Yên đăng tin và bài về những vụ án điển hình và phân tích các khía cạnh của tội phạm về những nguyên nhân khách quan và chủ quan để nhằm tuyên truyền vào giáo dục ý thức pháp luật. Chính từ những kết quả đạt được năm 2013 đơn vị cũng đã được Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm tỉnh Hưng Yên khen thưởng đột xuất trong công tác đấu tranh tội phạm băng ổ nhóm.


                  Một phiên tòa hình sự sơ thẩm ở tỉnh Hưng Yên

Một số kết quả đạt được:
Hai cấp kiểm sát đã tổ chức nắm tình hình vi phạm, tội phạm tại 161 lượt tại UBND xã, phường, thị trấn (100% xã phường). Viện kiểm sát đã yêu cầu CQĐT khởi tố điều tra 38 vụ/26 bị can. VKS trực tiếp ra quyết định khởi tố 1 bị can. Cơ quan điều tra đều chấp nhận, thực hiện tốt. Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, VKSND tiến hành trực tiếp kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm tại Cơ quan điều tra hai cấp 11 cuộc, đã ban hành nhiều  kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, đều được chấp nhận bằng văn bản. Viện kiểm sát hai cấp thực hiện kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra ngay từ đầu; bám sát hoạt động điều tra, đề ra yêu cầu điều tra sát, đúng, kịp thời đối với 1.111 vụ/1.911 bị can; đôn đốc Cơ quan điều tra đã giải quyết đúng pháp luật 959 vụ/1.649 bị can (đạt tỷ lệ 86,4%), trong đó đề nghị truy tố 745 vụ/1.582 bị can.
Tăng cường công tố trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hai cấp giải quyết tốt 752 vụ/1.592 bị can (đạt tỉ lệ 100%), trong đó quyết định truy tố đúng tội, đúng thời hạn 742 vụ/1.580 bị can; trực tiếp khởi tố 1 bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra bắt tạm giam 2 trường hợp; không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 1 trường hợp. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa đối với 749 vụ/1.684 bị cáo cấp sơ thẩm, 106 vụ/198 bị cáo cấp xét xử phúc thẩm, đảm bảo không có oan sai, không có trường hợp VKS truy tố có tội, Tòa án xét xử tuyên không phạm tội. Đã chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra và Toà án xác lập được 128 vụ án trọng điểm (tăng 26 vụ). Đồng thời, phối hợp với Toà án đưa đi xét xử lưu động 175 vụtại nơi xảy ra tội phạm (tăng 11 vụ), phục vụ tốt nhiệm vụ yêu cầu chính trị của địa phương và góp phần trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phòng ngừa vi phạm và tội phạm trong nhân dân. Tổ chức được 60 phiên tòa rút kinh nghiệm, đã góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả công tác đấu tranh đối với loại tội phạm có tính chất băng ổ nhóm ở tỉnh Hưng Yên, thấy cần thiết:
Tăng cường tranh thủ ý kiến chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm tỉnh, phối hợp chặt chẽ với ba ngành  Công an, Viện kiểm sát, Tòa án cả hai cấp và các ban ngành đoàn thể và chính quyền cơ sở trong phối hợp đấu tranh chống tội phạm ổ nhóm ...
Chủ động phối hợp và cung cấp cho báo chí nhằm đưa những thông tin vi phạm, tội phạm đến với người dân, tác động đến ý thức xã hội, định hướng thái độ, hành vi cho công chúng, để công tác đấu tranh tôi phạm có hiệu quả.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm, phương pháp và đặc biệt phải có bản lĩnh nghề nghiệp, tính kiên quyết trong việc đấu tranh với loại tội phạm này.
Thường xuyên và kịp thời kiểm tra, có văn bản rút kinh nghiệm và yêu cầu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân đối với từng cán bộ, kiểm sát viên và Lãnh đạo đơn vị phụ trách những đơn vị nào đường lối xử lý chưa nghiêm khắc đúng với tính chất hành vi phạm tội.

 

                                                                            Thái Hưng - (Theo http://www.vksndtc.gov.vn/)

 


Thông tin nội bộ