CHUYÊN MỤC / Đầu tư đấu thầu

Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội Rửa tiền.

13/10/2017 | 2257

“ Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”; “ tài sản”

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hành nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao đã ký, ban hành Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-PQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC về việc hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội Rửa tiền.

1.Bố cục của Thông tư: Thông tư có 06 điều.

Điều 1. Giải thích các từ ngữ “ Tài sản do người khác phạm tội mà có’; “ Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”; “ tài sản” quy định tại điều 250, điều 251 BLHS.

Điều 2. Nêu các hành vi cụ thể của tội Chứa chấp tài sản, tiêu thụ tài sản; những điểm cần chú ý khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 250BLHS; giải thích thế nào là tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn? giá trị rất lớn? đặc biệt lớn? thế nào là thu lợi bất chính lớn? rất lớn ? đặc biệt lớn?

Theo đó “Tài sản, vật phạm pháp có gía trị lớn” là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;“Tài sản, vật phạm pháp có gía trị rất lớn” là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;“Tài sản, vật phạm pháp có gía trị đặc biệt lớn” là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

“Thu lợi bất chính lớn” là thu lợi bất chính từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; “Thu lợi bất chính rất lớn” là thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng;“Thu lợi bất chính đặc biệt lớn” là thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên. 

Điều 3. Nêu các hành vi cụ thể của tội rửa tiền; giải thích thế nào là “Phạm tội nhiều lần”;những điểm cần chú ý khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 251BLHS; giải thích thế nào là “ tiền , tài sản có giá trị lớn”, “ tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn”, “ Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn”, “ gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đó“ tiền , tài sản có giá trị lớn” là tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; “tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn”là tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

“Thu lợi bất chính lớn” là thu lợi có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng;“ Thu lợi bất chính  rất lớn hoặc đặc biệt lớn”là thu lợi có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.

“ Gây hậu quả nghiêm trọng” là gây thiệt hại có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; “ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”là gây thiệt hại có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

Điều 4, Điều 5 quy định về hiệu lực thi hành của Thông tư.

Điều 6 . Trách nhiệm thi hành.

2.Một số diểm cần lưu ý khi thực hiện Thông tư.

Trong Thông đã quy định rõ những vấn đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật trong việc xử lý đối với tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội Rửa tiền. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần lưu ý một số điểm chính như sau:

2.1.Khi áp dụng Điều 250 BLHS.

-Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thoả thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có.

-Trường hợp tài sản do phạm tội mà có là ma tuý, tiền chất ma tuý, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độ, hàng cấm, hàng giả, nêu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó xẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng mà không xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngươì khác phạm tội mà có.

2.2. Khi áp dụng Điều 251 BLHS.

- Khi áp dụng các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cần xác định hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nằm ngoài giá trị tài sản do phạm tội mà có.

-Ngoài hậu quả là thiệt hại về tài sản thì tội Rửa tiền còn có hậu quả khác ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia và các hậu quả phi vật chất khác. Theo đó, phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

2.3.Về hiệu lực thi hành.

Các hướng dẫn trong Thông tư này nếu làm giảm trách nhiệm hình sự so với  trước đây thì được áp dụng khi điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với người thực hiện tội phạm trước khi Thông tư này có hiệu lực.

Đối với các trường hợp mà người phạm tội đã bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng các hướng dẫn trong Thông tư này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ kháng nghị khác. Nếu theo Thông tư này, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự thì giải quyết theo thủ tục miễn chấp hành hình phạt.

Đối với các trường hợp đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà được áp dụng  các hướng trong Thông tư này để tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cần giải thích cho họ rõ về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự này không phải là cơ sở của việc bồi thường thiệt hại do ngươì có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra./.

Nguyễn Thị Lan


Thông tin nội bộ