CHUYÊN MỤC / Đầu tư đấu thầu

Cần nâng cao kỹ năng hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án dân sự, hành chính

13/10/2017 | 782

Tại phiên tòa sơ thẩm:

Không ít Kiểm sát viên chỉ quan tâm nhiều tới việc tuân theo pháp luật của phiên tòa mà ít quan tâm đến nội dung vụ án. Ở phiên tòa phúc thẩm thì quan tâm nhiều đến đề xuất quan điểm giải quyết vụ án mà coi nhẹ việc kiểm sát tuân theo pháp luật. Điều đó dẫn đến tình trạng chưa xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa kiểm sát hoạt động xét xử với công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, chưa xây dựng được mối liên kết giữa các giai đoạn kiểm sát hoạt động tố tụng dân sự. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa chưa kịp thời cung cấp kết quả phiên tòa, thông tin vi phạm trong bản án, quyết định cho Kiểm sát viên, cán bộ kiểm sát bản án của Tòa án.

Kỹ năng kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên tòa còn rất hạn chế, như: phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử còn mức độ, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng còn nhiếu thiếu sót, chưa toàn diện; không đề xuất quan điểm giải quyết vụ án. Kiểm sát viên ít quan tâm đến nội dung vụ án, quan hệ tranh chấp nên việc tham gia phiên tòa còn nặng về  hình thức, chưa nêu cao được trách nhiệm và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ. Một số Kiểm sát viên tham gia phiên tòa còn nghiên cứu chưa kỹ các hồ sơ, tài liệu vụ án; chưa làm tốt công tác kiểm sát việc tuyên án, kiểm tra biên bản phiên tòa, dẫn đến không phát hiện được vi phạm của các chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng, các bản án có vi phạm bị cấp phúc thẩm hủy, sửa, không phát hiện được sai lầm của Tòa án để báo cáo kháng nghị theo thẩm quyền.

Kiểm sát viên phát biểu tại tòa còn chưa  thuyết phục, nội dung còn đơn giản, không sát với nội dung vụ kiện và diễn biến tại phiên tòa để đánh giá, nhận định việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc tham gia của người tố tụng. Ở phiên tòa xét xử phúc thẩm Kiểm sát viên trình bày nội dung vụ án qúa dài, trùng lặp với nội dung HĐXX đã nêu, đề xuất quan điểm giải quyết không rõ ràng, cụ thể; đề xuất quan điểm giải quyết một số vụ án có kháng cáo không chính xác, không được HĐXX chấp nhận (10% kháng nghị phúc thẩm án dân sự, 15% án hành chính); kiểm sát viên không bảo vệ được kháng nghị tại phiên tòa…

Để nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của VKS khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hành chính, chất lượng công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, nắm chắc toàn bộ nội dung vụ án và đề xuất quan điểm giải quyết vụ án đảm bảo đúng quy định của pháp luật, các Kiểm sát viên cần thiết phải chú trọng nâng cao kỹ năng hoạt động của mình tại phiên tòa xét xử dân sự, hành chính như sau:

Tại phiên tòa sơ thẩm:

Chú trọng việc kiểm sát thực hiện các thủ tục tại phiên tòa như: kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với Hội đồng xét xử, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, những người tham gia tố tụng. Kiểm sát việc chấp hành pháp luật về thực hiện thời hạn mở phiên tòa; về tư cách tham gia tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử; sự có mặt, vắng mặt của người tham gia tố tụng khác; theo dõi, kiểm tra tên, tuổi, địa chỉ của các đương sự; việc hỏi nguyên đơn, người khởi kiện có thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu trước khi Hội đồng xét xử làm việc.

Tăng cường Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán, Hội đồng xét xử: như kiểm sát về thực hiện thẩm quyền thụ lý vụ án; về xác định quan hệ tranh chấp; các tư cách pháp lý và mối quan hệ giữa những người tham gia tố tụng; giải quyết vấn đề thay đổi, bổ sung hoặc rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thủ tục thụ lý yêu cầu phản tố của đương sự có thể làm thay đổi địa vị tố tụng của họ trong vụ án.

 Kiểm xác thận trọng việc xác minh, thu thập chứng cứ vụ án dân sự, hành chính; thủ tục nội dung hòa giải trong vụ án dân sự; việc áp dụng, thay đổi, bỏ sung hoặc hủy bỏ việc áp dụng khẩn cấp tạm thời; việc giải quyết các trường hợp phải thay đổi hoặc ừ chối tiến hành tố tụng; việc đảm bảo các nguyên tắc xét xử; việc thực hiện các quyền thảo luận và quyết định về các vấn đề đương sụ yêu cầu, Kiểm sát viên đề nghị; giải quyết sự vắng mặt của nguyên đơn bị đơn, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, bị đơn…

 Tập trung kiểm sát việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng như: tập trung kiểm sát việc đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ được quy định tại các Điều 58, Đ 59, Đ 60, Đ 61 BLTTDS; việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng khác (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, phiên dịch) được quy định tại các Điều 63, Đ 64, Đ 65, Đ 66, Đ 67, Đ 68, Đ 69, Đ 70 BLTTDS; việc chấp hành pháp luật của những người khởi kiện, bị kiện, có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người thừa kế, tham gia tố tụng, người đại diện, người làm chứng… được quy định tại các Điều 49, Đ 50, Đ 51, Đ 52, Đ 53, Đ 56, Đ 57, Đ 58 Luật tố tụng hành chính.

 Tham gia xét hỏi một cách khách quan, cụ thể, không trùng lặp: phải chú ý lắng nghe các câu hỏi và nội dung trả lời, phân tích thông tin để xem các vấn đề của vụ án đã được hội đồng xét xử làm rõ hay chưa, có chứng cứ mới phát sinh không? Kiểm sát viên hỏi chủ yếu tập trung vào những nội dung về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng. Việc hỏi phải thật cần thiết và gắn với nọi dung phát biểu của KSV tại phiên tòa, không trùng lặp với nhũng nội dung đã được làm sáng tỏ tại tòa rồi.

Phát biểu rõ ràng mạch lạc từng nội dung và quan điểm của mình: cần kịp thời tổng hợp đầy đủ kết quả hỏi của HĐXX, KSV và trả lời của đương sự; nội dung đối đáp của người tham gia tố tụng, từ đó rút ra kết luận quan hệ tranh chấp đã được HĐXX làm rõ chưa? việc thu thập chứng cứ, chứng minh đã đầy đủ chưa? việc đánh giá chứng cứ đảm bảo theo đúng quy định tại Đ 96 BLTTDS, Đ 89 Luật TTHC chưa? có định hướng có lợi cho một bên đương sự nào không? có nội dung nào mới xuất hiện? có vấn đề nào mâu thuẫn với chứng cứ có trong hồ sơ? các yêu cầu của nguyên đơn? ý kiến của bị đơn và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có căn cứ không? nếu xuất hiện các vấn đề trên và có dấu hiệu vi phạm thì KSV phải xác định chủ thể vi phạm, căn cứ pháp luật, mức độ vi phạm và  phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của HĐXX. Có thể tiến hành kiểm tra tính có căn cứ của các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ, có quyền nhận xét về về kết luận giám định, hỏi những vẫn đề còn chưa rõ hoặc mâu thuẫn trong kết luận giám định , hoặc mâu thuẫn với tình tiết khác của vụ án. Những vẫn đề trên có căn cứ để xác định vi phạm thì KSV phải bổ sung kịp thời vào nội dung phát biểu tại phiên tòa.

Khi phát biểu về việc tuân thep pháp luật của HĐXX và Thẩm phán, không cần liệt kê từng nội dung chấp hành đúng các trình tự, thủ tục từ khi thụ lý án đến trước khi nghị án , mà chỉ cần tập trung,vào việc chấp hành các quy định quan trọng, có tính quyết định việc giải quyết đúng, sai vụ án nếu việc thực hiện có vi phạm hoặc thực hiện không đầy đủ.

Nếu qua tranh luận và xét hỏi tại tòa, phát hiện đương sự vị phạm pháp luật nội dung liên quan đến tranh chấp mà Thẩm phán, HĐXX chưa làm rõ thì KSV kịp thời đề nghị Thẩm phán, HĐXX thu thập đầy đủ chứng cứ, đánh giá chứng cứ khách quan, toàn diện để làm rõ vi phạm, lỗi của đương sự trong quan hệ tranh chấp đó.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Chủ trọng kiểm sát việc tuân theo các thủ tục tố tụng ở cấp phúc thẩm như phần thủ tục mở phiên tòa, kiểm tra tư cách đương sự, chú ý kiểm sát việc tiếp nhận đơn, xử lý đơn kháng cáo của đương sự, thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, thông báo về việc kháng cáo, giải quyết đơn kháng cáo quá hạn (nếu có).

Đặc biệt quan tâm kiểm sát việc giải quyết tình huống phát sinh như: việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của đương sự, kháng nghị của VKS, quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm, đình chỉ xét xử phúc thẩm, hoãn phiên tòa … Cần xem xét kỹ các căn cứ pháp luật để đưa ra ý kiến phù hợp đối với từng trường hợp nếu HĐXX xin ý kiến hoặc vi phạm quy định nào thì tùy theo mức độ có thể kiến nghị HĐXX khắc phục hoặc báo cáo lãnh đạo VKS kháng nghị.

Chú ý lắng nghe và nắm chắc nội dung trình bày, trả lời về nội dung và căn cứ của kháng cáo ; các đương sự trình bày về nội dung, căn cứ kháng nghị của VKS; các thành viên HĐXX hỏi những người tham gia tố tụng khác như người giám định, làm chứng. Khi hỏi KSV phải hỏi tập trung, làm rõ nội dung vụ án, các chứng cứ làm căn cứ để nhất trí hoặc không nhất trí với kháng cáo của đương sự; bảo vệ kháng nghị hoặc bổ sung, thay đổi nội dung kháng nghị.

Phải kiểm sát chặt chẽ nội dung, những vấn đề các bên tranh luận và việc điều hành tranh luận của HĐXX đối với việc tranh luận của nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn và bị đơn hoặc người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người có quyền lợi và nghiã vụ liên quan.

Bổ sung kịp thời chứng cứ tại phiên tòa: trường hợp VKS thu thập chứng cứ để làm căn cứ kháng nghị hoặc để bảo vệ kháng nghị thì KSV xuất trình bổ sung chứng cứ ngay tại phiên tòa, nhưng chỉ trong trường hợp VKS yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ tài liệu để thực hiện thẩm quyền kháng nghị và bảo vệ căn cứ kháng nghị thì chứng cứ đã thu thập mới được coi là hợp pháp.

Kịp thời bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm tại Phiên tòa nều những tài liệu, chứng cứ mới bổ sung tại tòa có thể làm thay đổi đánh giá về việc tuân theo pháp luật tố tụng, quan điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo VKS cho ý kiến, phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, sau đó phải báo cáo ngay việc trên cho VKS, lãnh đạo đơn vị và thông báo cho VKS đã kháng nghị biết.

Phát biểu phải rõ ràng, chính xác, cụ thể từng phần một như: tư cách của của người kháng cáo, như thế nào? thời hạn kháng cáo ra sao? nội dung kháng cáo? các tài liệu, chứng cứ bổ sung để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp, đề nghị HĐXX chấp nhận một phần hay toàn bộ kháng cáo, chấp nhận hay không.

Cần trình bày làm rõ thêm căn cứ của kháng nghị; phân tích chứng cứ tài liệu bổ sung làm căn cứ kháng nghị, bảo về kháng nghị; bác bỏ hay chấp nhận ý kiến nghị của đương sự; người tham gia tố tụng khác về căn cứ, nội dung kháng nghị. Trên co sơ đó làm rõ thêm nội dung kháng nghị, thay đổi, bổ sung kháng nghị; rút một phần hay toàn bộ kháng nghị. Đề xuất giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Đ 275 BLTTDS và Đ 205 Luật TTHC.

Phiên tòa giám đốc, tái  thẩm :

Với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân, thì Kiểm sát viên phải trình bày về những căn cứ của kháng nghị (không nhắc lại nội dung HĐXX đã trình bày) đối với vi phạm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Chú trọng xem xét tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định kháng nghị; căn cứ đơn đề nghị kháng nghị của đương sự, thời hạn kháng nghị, thẩm quyền và nội dung của quyết định kháng nghị của Chánh án có đúng hoặc không đúng theo như quy định các Điều  284, 285, 287, 288 BLTTDS và Điều 211, 212, 214, 215 Luật TTHC.

Trường hợp kháng nghị của Chánh án TAND có căn cứ và nhất trí với kháng nghị thì Kiểm sát viên căn cứ vào khoản 1,2,3 Điều 297, 298, 299, 300 BLTTDS và các khoản 1,2,3 Điều 228 Luật TTHC để  nêu quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kháng nghị của Chánh án TAND không có căn cứ, hoặc có nội dung trong kháng nghị không có căn cứ và không nhất trí với kháng nghị hoặc một phần kháng nghị, thì Kiểm sát viên phát biểu quan điểm không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ kháng nghị theo khoản 1 Điều 297 BLTTDS hoặc khoản 1 Điều 225 Luật TTHC.

Với kháng nghị của Viện Trưởng VKS, thì KSV phải chủ động trình bày làm rõ thêm căn cứ của kháng nghị. Nếu phát sinh tài liệu, tình tiết mới hoặc phân tích đánh giá chứng cứ của HĐ có thể dẫn tới  vệc phải thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị của Viện trưởng VKS thì Kiểm sát viên đề nghị HĐ GĐT, TT hoãn phiên tòa. Nếu HĐ không chấp nhận thì KSV tiếp tục tham gia và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm theo Luật tại tòa.

Kiểm sát tốt việc tuyên án. bằng cách chú ý phần nội dung phân tích, nhận định về quan hệ tranh chấp; đánh giá chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ, lời khai tại tòa; phần quyết định của bản án, chấp nhận hay bác bỏ toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên đơn; khi chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn thì buộc bị đơn, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thực hiện nội dung gì? trường hợp bị đơn phản tố có được chấp nhận không? nếu chấp nhận thì buộc nguyên đơn thực hiện nghiã vụ gì? 

Kiểm sát chặt chẽ biên bản phiên tòa, cần chú ý đối chiếu những nội dung chính trong lời khai nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước và tại phiên tòa với nội dung ghi trong biên bản phiên tòa có không, đúng không? nội dung Kiểm sát viên hỏi và trả lời của đương sự, người tham gia tố tụng khác? thấy có sai lệch yêu cầu ngay Thư ký sửa  đổi, bổ sung kịp thời.

Kịp thời báo cáo kết quả phiên tòa với lãnh đạo viện  về  diễn biến, tình huống phát sinh tại tòa, cách xử lý của KSV? kiến nghị với HĐXX, được chấp nhận hay không chấp nhận? tuyên án, quyết định của Tòa có nội dung nào khác không phù hợp so với báo cáo đề xuất của KSV với lãnh đạo trước khi tham gia phiên tòa.

Ở phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, kịp thời báo cáo về kết quả đề xuất giải quyết vụ án với HĐXX, được chấp nhận hay không? việc thay đổi, bổ sung rút kháng nghị phúc thẩm? tòa không chấp nhận nội dung kháng nghị? Những đề xuất hướng giải quyết vụ án tiếp theo sau phiên tòa và những nội dung khác nếuthấy cần thiết.

Thái Hưng

(Theo www.vksndtc.gov.vn)


Thông tin nội bộ